header ads

Câu chuyện kinh hoàng của cô bé 3 lần bị ép làm gái mại

K bị đẩy vào con đường tăm tối. Thời gian đầu, mỗi ngày cô bé phải tiếp từ 10-12 khách, sau đó tăng lên 18-20 khách. Ngày nào cũng vậy, cô bé phải tiếp khách từ 7 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau mới nghỉ. “Đã có lúc cháu tưởng như mình chết đi sống lại bao lần trong một đêm…”
Trong căn nhà cấp 4 âm u được rọi bằng thứ ánh sáng nhờ nhờ từ bóng đèn vàng cũ kĩ, cô bé 14 tuổi Đ.T.K cứ chầm chầm trôi đi trong tiếng khóc hờn của những người trong gia đình. Người mẹ già nua, tiều tuỵ luôn ra ký hiệu như muốn kể thay con mình nỗi tủi nhục mà con gái bà là nạn nhân… Chứng thiểu năng về ngôn ngữ không cho phép bà làm điều đó.

Ngày định mệnh
Những ngày dài phía trước, có lẽ sẽ chẳng bao giờ cô bé này quên được cái ngày định mệnh 19/1/2006 (âm lịch). Trước đó, 6/1, K theo anh trai mình ra Đồ Sơn chơi và quen biết Hoàng Đình Thịnh - một người bạn của anh trai mình. Trong câu chuyện thân mật, Thịnh muốn K về nhà nghỉ của Thịnh để làm dọn phòng. Sự hiểu biết non nớt của một đứa trẻ đã khiến K gật đầu mà không chút e ngại.

“Ngày 16/1 cháu ra nhà anh Thịnh. Đến 19/1 anh Thịnh dắt cháu sang nhà nghỉ H.T bảo là dọn phòng. Trước lúc đi, vợ của anh Thịnh là chị Tám đưa cho cháu một bộ áo khá mới sử dụng toàn cúc bấm. Cháu không hiểu sao dọn phòng lại phải thay quần áo, nhưng vì tin anh chị Tám nên cháu đồng ý.

Vừa bước đến một cửa phòng, anh Thịnh đẩy dúi cháu vào trong một căn phòng chỉ thắp bằng đèn ngủ. Có tiếng lách cách khoá trái cửa, cháu vô cùng hoảng sợ, gào khóc, đấm đạp vào cửa đòi ra ngoài nhưng tiếng anh Thịnh từ phía ngoài rót vào: “Mày đã vào trong này thì không ra được đâu”. Bầt ngờ từ phía sau, một người đàn ông chừng 45-50 tuổi chạy đến, ôm ghì lấy cháu, lột quần áo của cháu. Cháu đã khóc, đã van xin nhưng thậm chí người đàn ông này cũng không cho cháu được quỳ lạy xin tha…”

“Chừng gần một tiếng sau, anh Thịnh mới mở cửa để đưa cháu ra ngoài”. Sự sợ hãi, uất ức cứ như dồn lại, đè nghiến cô bé xuống tận cùng nỗi đau. Vừa lê bước về đến nhà Thịnh, hai vợ chồng Tám - Thịnh dằn giọng: “Bây giờ mày làm cho quán tao rồi, nếu không làm thì tao đưa hết những tấm ảnh chụp mày quan hệ với lão già kia cho họ hàng, làng xóm xem”...

“Ngay lúc đó, chị Tám đưa cho cháu một tờ giấy, bảo cháu khai đã 18 tuổi, tình nguyện làm gái mại *** trong thời hạn 3 năm. Trong cơn sợ hãi cháu viết luôn mà không hề nghĩ rằng chính tờ giấy mỏng mảnh này, dưới bàn tay của vợ chồng anh chị Tám, trở thành cánh cổng ngăn cháu trở lại với gia đình.

Cháu không hiểu nổi vì sao những người vốn tuổi cha, chú của cháu lại đang tâm làm những điều ác như vậy. Với cháu, cuộc đời đã thực sự khép lại vào một buổi trưa khi anh Thịnh vào phòng bắt cháu quan hệ với anh ta”.

Cũng từ ngày đó, K bước chân vào con đường tăm tối. Thời gian đầu, cô bé phải tiếp từ 10-12 khách, sau đó tăng lên 18-20 khách. Ngày nào cũng vậy, cô bé phải tiếp khách từ 7 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau mới nghỉ. “Đã có lúc cháu tưởng như mình chết đi sống lại bao lần trong một đêm. Cứ như vậy, liên tục những cơn ác mộng không dứt. Anh Thịnh là người trực tiếp đưa cháu tới các nhà nghỉ để đi khách”.

Bị dụ dỗ làm “mẹ mìn”
“Biết cháu nhớ nhà, nhớ mẹ, một ngày đầu tháng 3 (âm lịch) chị Tám gọi cháu ra, ngon ngọt bảo: Thôi, tao cho mày về nhà rồi tìm cho tao 3, 4 đứa ra đây. Hoa hồng mỗi đứa cho mày là 2 triệu đồng”. Không yên tâm để cô bé về một mình, Tám cho anh rể của mình đưa K về tận nhà.

Sau 2,3 hôm không thấy K báo lại, vợ chồng Tám Thịnh lại gọi về cho K: “Bây giờ chị tìm được người mày ra chị thanh toán tiền cho mày”. Đúng hẹn K ra trước cổng trường đợi hai vợ chồng Tám Thịnh. Người anh rể của Tám đã đợi sẵn ở đó. “Bây giờ mày phải ra đó thanh toán để còn khớp sổ” (sổ ghi lịch tiếp khách hàng ngày để làm căn cứ thanh toán tiền giữa chủ và gái mại *** - NV). Với suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ, K trở lại nhà Tám Thịnh.

“Bây giờ mày ra đây, không ai biết. Nếu mày không làm cho quán nhà tao thì chắc chắn tao sẽ giết mày rồi vứt xuống biển”. “Cháu có biết rằng, cũng trong khoảng thời gian đó, mẹ cháu đã năm lần bảy lượt ra tìm cháu?” - “Cháu cũng đôi lần nhìn thấy bóng dáng của mẹ ở đó. Cháu đã rất muốn ra hiệu gọi mẹ… Nhưng chú ơi, tính mạng cháu đang nằm trong tay những kẻ như thế, cháu không thể làm cha mẹ buồn đau vì cháu. Cháu không thể gọi mẹ được”.

Một thân một mình nơi xa lạ, cô bé không biết nương tựa vào đâu. “Lấy hết can đảm, cháu đem hết sự tình kể với chị dâu của cháu, mong chị là người lớn giúp cháu một con đường thoát chố nhơ nhuốc đó, nhưng chị chỉ nói: “Chắc cái đó chị không giúp được”. Cháu lại tiếp tục sống trong nỗi bất hạnh”.

Sức tàn lực kiệt

Sau một thời gian quay quắt trong nỗi đau đớn và tủi nhục, K đã thực sự suy kiệt cả về thể xác lẫn tinh thần. “Sau mỗi lần tiếp khách là cảm giác rát đến đau đớn kinh người. Lúc đầu cháu chưa biết mình bị bệnh. Chỉ đến đầu tháng 3, cháu gần như không thể đi lại như người bình thường, hai vợ chồng Tám Thịnh mới đưa lên thành phố khám bệnh”…

Mặc dù đau đớn, vật vã với tật bệnh hiểm nghèo nhưng vợ chồng Tám Thịnh vẫn ra “chỉ tiêu” tiếp khách trong mỗi ngày cho cô bé. “Để chữa bệnh, mỗi ngày cháu chích hai mũi, tổng cộng là 300 nghìn. Nhưng do vẫn phải “đi” khách ngay trong thời gian điều trị nên bệnh cháu ngày một nặng hơn. Để chống lại cơn đau dai dẳng không ngừng hành hạ, ngoài tiền thuốc, mỗi ngày cháu phải bỏ ra 300 nghìn tiền bù chi cho 2 vợ chồng Tám Thịnh”.

Để tránh bị lộ, vợ chồng Thịnh Tám sử dụng rất nhiều thủ đoạn. Trong khoảng thời gian mẹ K thường xuyên ra thăm con, vợ chồng Tám Thịnh bày mưu đưa K tới xưởng sứa của một người hàng xóm. Những lúc đó, luôn có người theo sát hai mẹ con K không để họ được nói chuyện riêng với nhau. Ngỡ rằng con gái mình có được việc làm tử tế, người mẹ khốn khổ lại nhẹ nhàng trở về nhà. Nhưng ngay khi đưa mẹ lên xe về thành phố, K lại bị hai vợ chồng Tám Thịnh đưa đi tiếp khách.

“Một lần quyết tâm bỏ trốn, cháu ở lại nhận làm phục vụ cho một quán ăn của một người cùng làng ra Đồ Sơn lập nghiệp. Không hiểu vì sao, ngay trong buổi chiều hôm đó, chị Tám đến đóng giả là chị dâu ra đón cháu về. Vì sợ bị giết, sợ người làng biết chuyện, cháu lại phải theo chị Tám về. Lần này là một trận đòn thừa sống thiếu chết.

Đến giữa tháng 5, mẹ K trở lại muốn xin K về nhà tiếp tục đi học. “Lúc đó cháu vừa đi khách về, anh Thịnh chặn đầu đưa cho bọc quần áo. Ôm quần áo về, mẹ tưởng cháu vừa giặt quần áo về nên không mảy may nghi ngờ”…

Những tháng ngày đớn đau và tủi nhục lại kéo dài đằng đẵng. Ngày trở về thật quá mong manh.

Kỳ 3: Lời khẩn cầu của người mẹ
Nghe con kể lại những ngày tủi nhục, bố mẹ chỉ biết lặng lẽ khóc. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau người mẹ nghe đứa con gái 14 tuổi kể chuyện “bán trinh”. Lẫn trong nước mắt là sự tuyệt vọng đau đớn.

Hành trình tìm con

Bố mẹ K đều đã rất già. Ông T, bố K, đã trên 70 tuổi, đau ốm quặt quẹo. Bà D mẹ K, mới 53 nhưng đã trông như ngoài 60. Vì bệnh tật, bà đã từng thề là không lập gia đình. Nhưng rồi duyên phận cho ông bà gặp nhau, có với nhau 2 mặt con.
Vì cảnh nghèo, không đủ sức nuôi cả 2 đứa trẻ ăn học, ông bà đã để K theo dì ruột vào Vĩnh Long. Sau đó một thời gian cô bé trở về quê và quyết định bỏ học, đi kiếm sống giúp cha mẹ.
Trong nỗi khổ tâm vì con thất học, bà D hy vọng con sẽ tìm được tương lai tươi sáng hơn ở Đồ Sơn. Khi nghe những lời xì xào của hàng xóm, bà vội đến Đồ Sơn tìm hiểu tình hình. Đến nơi, thấy con được ăn ngon mặc đẹp, công việc nhàn nhã, bà mừng lắm, không cho con gái về.

Lần thứ hai, mọi người nói thẳng rằng con gái bà đang bán *** ở Đồ Sơn, bà lại lặng lẽ đi theo dõi và hoảng sợ khi thấy con ăn mặc hở hang, ra vào khách sạn như con thoi. Bà hỏi thăm con nhưng không ai biết. “Bởi tại Đồ Sơn con tôi đã bị đổi tên là Phương. Chính mắt tôi thấy nó đi vào nhà nghỉ nhưng hỏi thăm tên nó thì không ai biết. Tất cả con gái khi đi làm mại *** ở Đồ Sơn đều dùng tên giả”.

Tuyệt vọng, bà D. đã gọi cho cô em gái (bà Phạm Thuý Hồng) ở Vĩnh Long đến giúp. Đến đầu tháng 5/2006 (âm lịch), Đ.T.K mới chính thức được gia đình “giải cứu”.

“Về nhà, suốt một thời gian dài, nó cứ như cái xác không hồn, đang đêm ngủ bổng giật thót lên kêu cứu”, người mẹ già xót xa.

Công lý ở đâu?

Trao đổi với chúng tôi, mẹ và dì ruột K đều khẳng định, chính vợ chồng Tám Thịnh là thủ phạm đẩy K vào vũng bùn nhơ. “Hai vợ chồng chúng nó đã quỳ xin tha tội và bồi thường thiệt hại nhưng chúng tôi không chịu. Khi chúng tôi làm đơn tố cáo thì cơ quan cảnh sát điều tra Đồ Sơn trả lời không có chứng cứ để buộc tội”.

Được biết, đầu tháng 6/2006, gia đình K đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng, trong đó có Uỷ ban Dân số - Gia đình & Trẻ em thành phố Hải Phòng. Cơ quan này đã yêu cầu công an thị xã Đồ Sơn thông báo kết quả giải quyết và tháng 8/2006 nhận được trả lời: “Căn cứ vào kết quả điều tra xác minh thu thập tài liệu chứng cứ, không có sơ sở để chứng minh vợ chồng anh Hoàng Đình Thịnh và chị Bùi Thị Tám cưỡng ép chị K tức Phương đi làm gái mại ***”.

Tuy nhiên, gia đình bé K đã phủ nhận kết quả giải quyết của cơ quan cảnh sát điều tra thị xã Đồ Sơn. Bà Phạm Thuý Hồng cho biết: “Họ nói không đủ chứng cứ buộc tội vợ chồng Tám Thịnh nhưng “vật chứng” là cháu tôi đang thân tàn ma dại vì bệnh tật và nhiều người đã chứng kiến vợ chồng Tám Thịnh đưa cháu tôi đi bán dam”.

Bà Hồng bức xúc: “Không đủ chứng cứ buộc tội có nghĩa là 7 tháng rồi, cháu tôi nằm một chỗ vì bệnh tật, còn kẻ ácvẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Công lý đang ở đâu hả trời?”.

Kèm theo đó, bé K đã cung cấp cho chúng tôi danh sách gần 30 khách sạn, nhà nghỉ mà bé đã từng bị ép phải bán *** và 10 người dân hiện đang sống tại thị xã Đồ Sơn có biết về việc này
Nỗi đau đớn kinh hoàng vẫn ám ảnh cô bé Đ.T.K.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét